Kỹ thuật Nghệ_thuật_in_mộc_bản_Nhật_Bản

Bản họa Aizuri-e: Đền Kinryuzan ở Asakusa trong loạt tác phẩm Những Thắng Cảnh ở thủ đô phía Đông của Hiroshige II

Kỹ thuật in chữ và hình ảnh nhìn chung tương tự nhau. Vẫn có thể phân biệt rõ chúng qua khối lượng mộc bản được tạo ra khi làm việc với văn bản (gồm nhiều trang cho một tác phẩm) khác với hình ảnh yêu cầu những màu sắc phức tạp. Hình ảnh trong sách hầu như luôn ở dạng đơn sắc (chỉ gồm mực đen), và trong một thời gian, các bản họa nghệ thuật cũng đơn sắc hoặc chỉ được thực hiện với hai hoặc ba màu.

Trước tiên, văn bản hoặc hình ảnh được vẽ trên giấy washi mỏng (giấy Nhật Bản), sau đó được dán úp mặt xuống một tấm gỗ có vân sát nhau, thường là gỗ anh đào. Dầu có thể được sử dụng để làm cho các đường nét của hình ảnh rõ ràng hơn. Từ những đường nét trên giấy các thợ khắc sẽ rạch phác thảo, được thực hiện dọc hai bên của mỗi đường nét hoặc họa tiết. Gỗ sau đó được đục dựa trên các vết rạch này. Khối gỗ được đánh mực bằng một hoặc nhiều cọ. Một công cụ cầm tay gọi là baren có bề mặt phẳng được dùng để áp mực lên giấy, bằng cách ép giấy vào mộc bản đã được in sẵn mực. Một baren truyền thống gồm ba phần, bề mặt dưới lá tre được xoắn lại thành một sợi dây có độ dày khác nhau, các nốt sần trên lá cũng nơi tạo áp lực cho bản in. Sợi dây này được cuốn gọn trong một chiếc đĩa gọi là "ategawa" làm từ nhiều lớp giấy rất mỏng dán lại với nhau. Tất cả được bọc trong một lá tre đã được làm ẩm, hai đầu được buộc lại để tạo ra tay cầm. Các các nhà in hiện đại đã có những điều chỉnh với công cụ này, ngày nay các baren được làm bằng nhôm với các ổ bi để tạo áp lực tốt hơn; đồng thời cũng có những phiên bản làm từ nhựa, ít tốn kém hơn. Mặc dù các bản in thời đầu chỉ đơn giản là một màu, với các màu được bổ sung bằng tay, một phương pháp khắc được phát triển sớm là "kento", dùng để đánh dấu nơi đặt giấy cần in. Tờ washi cần in được đặt vào kento, sau đó dần hạ xuống bản khắc gỗ. Phương pháp này đặc biệt hữu ích với các bản họa đa bắc, yêu cầu màu được áp với độ chính xác cao đồng nhất cùng với các lớp mực trước đó.

Trong văn bản hầu như luôn là đơn sắc, cũng như các minh họa trong sách, sự phát triển và phổ biến của ukiyo-e đã kéo theo nhu cầu sử dụng nhiều sắc tố hơn cùng với đó là độ phức tạp của kỹ thuật ngày càng tăng. Sự phát triển này có thể phân ra các giai đoạn sau:

  • Sumizuri-e (墨摺り絵, Sumizuri-e? "tranh in mực")—in đơn sắc chỉ sử dụng mực đen.
  • Benizuri-e (紅摺り絵, Benizuri-e? "tranh in đỏ tươi")—các chi tiết hoặc điểm nổi bật được thêm mực đỏ bằng tay, sau khi in.
  • Tan-e (丹絵, Tan-e?)—màu cam được làm nổi bật bằng cách sử dụng sắc tố đỏ được gọi là tan.
  • Aizuri-e (藍摺り絵, Aizuri-e? "tranh in màu chàm"), Murasaki-e (紫絵, Murasaki-e? "tranh in màu tím"), cùng các thể loại tương tự, trong đó bản họa hầu như chỉ sử dụng một màu duy nhất.
  • Urushi-e (漆絵, Urushi-e?)—một phương pháp làm đặc mực bằng keo, tạo nổi cho hình ảnh. Các nhà in thường sử dụng vàng, mica và các chất khác để nâng cao chất lượng cho bản họa. Urushi-e cũng được coi là kỹ thuật tương tự như trong tranh sơn mài.
  • Nishiki-e (錦絵, Nishiki-e? "tranh in thổ cẩm")—một phương pháp sử dụng nhiều mộc bản cho mỗi phần riêng biệt của bản họa, cùng với một màu sắc duy nhất. Khi kết hợp chúng lại có thể tạo thành những hình ảnh phức tạp và chi tiết. Phương pháp khắc đánh dấu kentō (見当) được dùng để đảm bảo tính đồng nhất giữa các mộc bản với nhau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nghệ_thuật_in_mộc_bản_Nhật_Bản http://www.univie.ac.at/karikaturen/ http://www.schoyencollection.com/Pre-Gutenberg.htm... http://ccdl.libraries.claremont.edu/cdm/landingpag... http://asian.library.ucsf.edu/ http://media.excite.co.jp/ism/086/index.html http://www.takezasa.co.jp/ //doi.org/10.1179%2Fsic.1988.33.1.29 //www.jstor.org/stable/1506238 http://www.worldcat.org/oclc/48943301/editions?edi... http://www.worldcat.org/title/images-from-the-floa...